Tóm tắt nội dung [Ẩn]
Trong cuộc sống, chúng ta thường xuyên có những sự việc giao dịch liên quan đến tài sản, tiền bạc. Khi đó, vi bằng ghi nhận các thỏa thuận trong mối quan hệ dân sự đặc biệt cần thiết để đề phòng những trường hợp xấu không mong muốn xảy ra.
Tầm quan trọng của vi bằng
Giao dịch không có vi bằng
Trong thực tế, bạn có thể nhờ 1 người làm chứng cho một giao dịch cụ thể như làm chứng hợp đồng góp vốn, làm chứng cho việc giao nhận tiền đặt cọc… Trong trường hợp phát sinh tranh chấp, tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ mời người làm chứng mô tả lại những việc mà họ chứng kiến bằng lời nói hoặc bằng văn bản.
Tuy nhiên, lời làm chứng đó có chính xác và đúng sự thật hay không thì cơ quan giải quyết tranh chấp cần cho đối chất, kiểm tra lại trong một khoảng thời gian nhất định. Có thể nhanh, cũng có thể rất lâu, gây bất lợi cho quá trình giải quyết.
Giao dịch khi có vi bằng
Thừa phát lại khi lập vi bằng về hành vi, sự kiện thì có mô tả bằng văn bản, quay phim, chụp hình và ghi âm thực tế ngay tại thời điểm lập vi bằng.
Vi bằng được đăng ký tại Sở tư pháp trong vòng 3 ngày kể từ ngày lập.
Do đó, từ hai yếu tố trên nên bản thân vi bằng có giá trị chứng cứ rất cao và đã được pháp luật quy định là nguồn chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ việc của Tòa án và các Cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Vi bằng ghi nhận các thỏa thuận trong mối quan hệ dân sự trong những trường hợp nào?
– Ghi nhận việc giao, nhận tiền hoặc giấy tờ liên quan đến tài sản;
– Ghi nhận về việc đặt cọc mua bán nhà/đất, căn hộ chung cư, mua bán xe;
– Ghi nhận về chủ sở hữu tài sản muốn chuyển quyền sở hữu và sử dụng của mình cho người khác (tặng, cho);
– Ghi nhận thỏa thuận giữa ba bên: người vay nợ, người bảo lãnh, Ngân hàng về việc đứng ra bảo lãnh trả nợ tại Ngân hàng;
– Ghi nhận việc góp vốn kinh doanh,mua tài sản, nguồn gốc tài sản;
– Ghi nhận buổi họp Hội đồng quản trị, Đại hội đồng cổ đông của công ty;
– Ghi nhận sự thỏa thuận mua bán, phân chia tài sản, quản lý sử dụng tài sản, quyền sở hữu tài sản;
– Ghi nhận hành vi một bên tự khai, tự cam kết gửi Tòa án (trường hợp Tòa án ở xa hoặc muốn Tòa án xử vắng mặt mình), để làm chứng cứ phục vụ cho các tranh chấp tại Tòa án, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Giá trị của vi bằng ghi nhận các thỏa thuận trong mối quan hệ dân sự
Thẩm quyền, phạm vi lập vi bằng, giá trị pháp lý của vi bằng được quy định chi tiết tại Điều 36 (lập vi bằng) Nghị định số 08/2020/NĐ-CP như sau:
– Thừa phát lại được lập vi bằng ghi nhận các sự kiện, hành vi có thật theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi toàn quốc, trừ các trường hợp quy định tại Điều 37 của Nghị định 08/2020/NĐ-CP;
– Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác.
– Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
– Trong quá trình đánh giá, xem xét giá trị chứng cứ của vi bằng, nếu thấy cần thiết, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân có thể triệu tập Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác để làm rõ tính xác thực của vi bằng. Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phải có mặt khi được Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân triệu tập.
Lập vi bằng ghi nhận các thỏa thuận trong mối quan hệ dân sự ở đâu?
Trong trường hợp bạn muốn lập vi bằng ghi nhận các thỏa thuận trong mối quan hệ dân sự mà không biết phải làm sao, hãy đến với Văn phòng thừa phát lại Hoài Đức. Tại đây, chúng tôi có luôn sẵn sàng hỗ trợ lập vi bằng theo yêu cầu của khách hàng, có quy trình hướng dẫn cụ thể, đảm bảo đúng thủ tục pháp lý theo quy định của nhà nước.
Văn phòng thừa phát lại Hoài Đức
- Địa chỉ: A10 NV4 ô số 35, Khu Đô Thị Mới, Lê Trọng Tấn, X. An Khánh, H. Hoài Đức, Hà Nội
- Hotline: 0334 115 555 – 0562 466 666
- Email: tplhoaiduc@xdata.edu.vn
- Website: https://lapvibang247.vn/