Menu
Hotline

0334.11.5555

Email

tplhoaiduc@xdata.edu.vn

Tư vấn pháp luật về thừa phát lại

Thừa phát lại là một chức danh chỉ người được bổ nhiệm để tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện và tổ chức thi hành án dân sự.được pháp luật quy định. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về mô hình này thì đừng bỏ qua dịch vụ tư vấn pháp luật về Thừa phát lại tại Văn phòng Hoài Đức qua bài viết dưới đây nhé!

Tư vấn pháp luật về thừa phát lại

Tư vấn pháp luật về thừa phát lại

Thừa phát lại là gì?

Thừa phát lại được hiểu là chức danh được Nhà nước bổ nhiệm để làm các công việc về thi hành án dân sự, tống đạt giấy tờ, lập vi bằng và các công việc khác theo quy định của Nghị định và pháp luật có liên quan. Trong đó thừa phát lại được thực hiện những công việc như:

- Thực hiện việc tống đạt theo yêu cầu của Tòa án hoặc Cơ quan thi hành án dân sự.

- Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức.

- Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự.

Trực tiếp tổ chức thi hành án các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự. Thừa phát lại không tổ chức thi hành án các bản án, quyết định thuộc diện Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự chủ động ra quyết định thi hành án.

Khi thực hiện những công việc về thi hành án dân sự, Thừa phát lại hoàn toàn có quyền như Chấp hành viên – trừ thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Cơ quan nhà nước, các tổ chức, doanh nghiệp và mọi cá nhân có trách nhiệm thực hiện yêu cầu của Thừa phát lại theo quy định của pháp luật. Đối với những cơ quan, tổ chức, cá nhân từ chối trái pháp luật yêu cầu của Thừa phát lại thì phải chịu trách nhiệm và bồi thường thiệt hại nếu có.

Tư vấn pháp luật về thừa phát lại

Những quyền hạn của Thừa phát lại

Văn phòng thừa phát lại là gì?

Văn phòng thừa phát lại được hiểu là một tổ chức hành nghề của thừa phát lại. Những người đúng đầu Văn phòng thừa phát lại thường là Thừa phát lại và là người đại diện theo pháp luật của văn phòng thừa phát lại. Các văn phòng thừa phát lại thường có trụ sở và có con dấu, tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính. Chức năng của Văn phòng Thừa phát hoàn toàn dựa trên những việc mà Thừa phát lại có thể thực hiện được. Những công việc mà thừa phát lại có thể thực hiện được đã được quy định sẵn tại Điều 3/Nghị định 69/2013/NĐ-CP.

Để trở thành thừa phát lại, cá nhân phải đảm bảo đáp ứng đủ các tiêu chuẩn như sau:

- Là công dân Việt Nam, có sức khỏe, có phẩm chất đạo đức tốt.

- Không có tiền án.

- Có bằng cử nhân luật.

- Đã công tác trong ngành pháp luật trên 05 năm hoặc đã từng là Thẩm phấn, Kiểm sát viên, Luật sư; Chấp hành viên, Công chứng viên, Điều tra viên từ Trung cấp trở lên.

- Có chứng chỉ hoàn thành lớp tập huấn về nghề Thừa phát lại do Bộ Tư pháp tổ chức.

- Không kiêm nhiệm hành nghề Công chứng, Luật sư và những công việc khác theo quy định của pháp luật.

Tư vấn pháp luật về thừa phát lại

Thừa phát lại không có pháp quyền thực hiện những điều khoản gì?

Theo quy định tại điều 4 Nghị định 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020 về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại, thì những hoạt động mà văn phòng thừa phát lại không thể thực hiện bao gồm:

- Tiết lộ thông tin về việc thực hiện công việc của mình, trừ trường hợp pháp luật quy định khác; sử dụng thông tin về hoạt động của Thừa phát lại để xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức.

- Đòi hỏi thêm bất kỳ các khoản lợi ích vật chất nào khác ngoài chi phí đã được ghi nhận trong hợp đồng.

- Thừa phát lại không được kiêm nhiệm hành nghề công chứng, luật sư, thẩm định giá, đấu giá tài sản, quản lý, thanh lý tài sản.

- Trong quá trình thực thi nhiệm vụ, văn phòng Thừa phát lại không được nhận làm những việc liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người thân thích của mình, bao gồm: Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Thừa phát lại, của vợ hoặc chồng của Thừa phát lại; cháu ruột mà Thừa phát lại là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì.

- Các công việc bị cấm khác theo quy định của pháp luật.

Trên đây là những thông tin cũng như tư vấn pháp luật về thừa phát lại mà Văn phòng thừa phát lại Hoài Đức muốn cung cấp tới bạn. Hi vọng với những thông tin trên của chúng tôi, bạn sẽ phần nào hiểu rõ về dịch vụ này. Nếu có thắc mắc điều gì, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được những tư vấn cụ thể nhất nhé!

Dịch vụ thừa phát lại

Dịch vụ thừa phát lại của văn phòng thừa phát lại Hoài Đức bao gồm các Dịch vụ lập vi bằng như:

  • Vì bằng nhà đất
  • Vi bằng giao nhận tiền
  • Vi bằng thông báo
  • Vi bằng ghi nhận lại các hành vi trong quá khứ
  • Vi bằng mua bán nhà bằng giấy viết tay
  • Vi bằng ghi nhận hành vi trái pháp luật trên mạng internet
  • Vi bằng ghi nhận các hành vi sự kiện trong kinh doanh
  • Vi bằng ghi nhận kiểm kê, thống kế tài sản, hiện vật
  • Vi bằng ghi nhận thỏa thuận trong quan hệ hôn nhân gia đình

Thông tin liên hệ:

- Địa chỉ: A10 NV4 ô số 35, Khu Đô Thị Mới, Lê Trọng Tấn, X. An Khánh, H. Hoài Đức, Hà Nội

- Hotline: 0334 115 555 – 0562 466 666

- Email: tplhoaiduc@xdata.edu.vn

- Website: https://lapvibang247.vn/


Tin liên quan
Xác minh điều kiện thi hành án dân sự
Xác minh điều kiện thi hành án dân sự
Việc lập xác minh điều kiện thi hành án dân sự là một trong những hoạt động rất quan trọng trong quá trình tổ chức việc thi hành án cũng như là cơ sở cho việc tổ chức thi hành án. Hãy cùng tham khảo về dịch vụ này của Văn phòng Hoài...



Liên hệ tư vấn LẬP VI BẰNG 24/7
THỪA PHÁT LẠI HOÀI ĐỨC
LẬP VI BẰNG 24/7
 
Địa chỉ: a10 NV4 ô số 35, khu đô thị mới, Lê Trọng Tấn - Hoài Đức - Hà Nội
Liên hệ

Email: tplhoaiduc@xdata.edu.vn

Điện thoại :  056.24.66666 - 0334.11.5555
8:00 - 19:00 (cả ngày lễ)

Fanpage
Bản quyền thuộc về THỪA PHÁT LẠI HOÀI ĐỨC

 

To top
youtube icon messenger icon zalo icon
call icon