Xác minh điều kiện thi hành án dân sự

Việc lập xác minh điều kiện thi hành án dân sự  là một trong những hoạt động rất quan trọng trong quá trình tổ chức việc thi hành án cũng như là cơ sở cho việc tổ chức thi hành án. Hãy cùng tham khảo về dịch vụ này của Văn phòng Hoài Đức qua bài viết dưới đây của chúng tôi nhé

Xác minh điều kiện thi hành án dân sự

Xác minh điều kiện thi hành án dân sự

Xác minh điều kiện thi hành án dân sự là gì?

Xác minh điều kiện thi hành án là việc “Chấp hành viên, các bên đương sự thực hiện nhằm tìm kiếm, khẳng định các thông tin về tài sản, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án để làm căn cứ tổ chức thực hiện việc thi hành án theo quy định của pháp luật”.

Theo quy định tại khoản 4, Điều 20 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014), nhiệm vụ, quyền hạn của Chấp hành viên là “xác minh tài sản, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu để xác minh địa chỉ, tài sản của người phải thi hành án…”.

Việc xác minh điều kiện thi hành án được quy định tại Điều 44 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) và được hướng dẫn tại Điều 9 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP và khoản 6, Điều 1 Nghị định số 33/2020/NĐ-CP.

Một số quy định về xác minh điều kiện thi hành án dân sự

Một số nội dung cần lưu ý trong việc xác minh điều kiện thi hành án như sau:

  • Về thời hạn xác minh điều kiện thi hành án:

– Thời hạn tự nguyện thi hành án là 10 ngày, kể từ ngày người phải thi hành án nhận được quyết định thi hành án hoặc được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án.

– Thời hạn xác minh điều kiện thi hành án là 10 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tự nguyện thi hành án mà người phải thi hành án không tự nguyện thi hành.

– Trường hợp thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì phải tiến hành xác minh ngay khi nhận được Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án có thẩm quyền.

– Trường hợp người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành án thì ít nhất 06 tháng một lần, Chấp hành viên phải xác minh điều kiện thi hành án.

– Trường hợp người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành án là người đang chấp hành hình phạt tù mà thời gian chấp hành hình phạt tù còn lại từ 02 năm trở lên hoặc không xác định được địa chỉ, nơi cư trú mới của người phải thi hành án thì thời hạn xác minh ít nhất 01 năm một lần và sau hai lần xác minh mà người phải thi hành án vẫn chưa có điều kiện thi hành án thì cơ quan thi hành án dân sự phải thông báo bằng văn bản cho người được thi hành án về kết quả xác minh.

Xác minh điều kiện thi hành án dân sự

Xác minh điều kiện thi hành án dân sự

Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc xác minh điều kiện thi hành án bao gồm:

– Cơ quan, tổ chức, công chức tư pháp – hộ tịch, địa chính – xây dựng – đô thị và môi trường, cán bộ, công chức cấp xã khác và cá nhân có liên quan.

– Bảo hiểm xã hội, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm, công chứng và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ thông tin hoặc quản lý tài sản, tài khoản của người phải thi hành án.

Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc xác minh điều kiện thi hành án có trách nhiệm:

– Cung cấp thông tin được yêu cầu trong thời hạn quy định (trừ trường hợp do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan) và chịu trách nhiệm về thông tin đã cung cấp.

– Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân từ chối cung cấp thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

– Trường hợp người được thi hành án, cơ quan, tổ chức, cá nhân không cung cấp hoặc cung cấp thông tin sai sự thật về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, thanh toán các chi phí phát sinh, trường hợp gây ra thiệt hại thì phải bồi thường.

  • Trình tự xác minh điều kiện thi hành án dân sự

Căn cứ Nghị định 62/2015/NĐ-CP, Nghị định 33/2020/NĐ-CP và Thông tư liên tịch 11/2016/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC, trình tự xác minh điều kiện thi hành án dân sự được quy định như sau:

Bước 1: Người phải thi hành án kê khai trung thực, cung cấp đầy đủ thông tin về tài sản, thu thập cũng như điều kiện thi hành án

Bước 2: Chấp hành viên có trách nhiệm:

– Xác minh cụ thể tài sản, thu nhập, các điều kiện khác để thi hành án; đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, sử dụng hoặc đăng ký giao dịch bảo đảm thì còn phải xác minh tại cơ quan có chức năng đăng ký tài sản, giao dịch đó.

– Trường hợp xác minh bằng văn bản thì văn bản yêu cầu xác minh phải nêu rõ nội dung xác minh và các thông tin cần thiết khác.

– Trường hợp người phải thi hành án là cơ quan, tổ chức thì Chấp hành viên trực tiếp xem xét tài sản, sổ sách quản lý vốn, tài sản; xác minh tại cơ quan, tổ chức khác có liên quan đang quản lý, bảo quản, lưu giữ thông tin về tài sản, tài khoản của người phải thi hành án.

– Yêu cầu cơ quan chuyên môn hoặc mời, thuê chuyên gia để làm rõ các nội dung cần xác minh trong trường hợp cần thiết.

– Lập biên bản thể hiện đầy đủ kết quả xác minh có xác nhận của Ủy ban nhân dân hoặc công an cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân nơi tiến hành xác minh. Biên bản xác minh điều kiện thi hành án có nêu rõ về việc đương sự kê khai hoặc không kê khai tài sản, thu nhập, điều kiện thi hành án không. Chấp hành viên phải nêu rõ trong biên bản xác minh điều kiện thi hành án về việc đương sự kê khai hoặc không kê khai tài sản, thu nhập, điều kiện thi hành án.

Bước 3: Xử lý kết quả xác minh điều kiện thi hành án

Trên đây là những thông tin chi tiết để xác minh điều kiện thi hành án dân sự trực tiếp tổ chức thi hành án dân sự mà Văn phòng thừa phát lại Hoài Đức muốn cung cấp tới các bạn. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được tư vấn tận tình nhất nhé!

Xác minh điều kiện thi hành án dân sự

Thông tin liên hệ:

– Địa chỉ: A10 NV4 ô số 35, Khu Đô Thị Mới, Lê Trọng Tấn, X. An Khánh, H. Hoài Đức, Hà Nội

– Hotline: 0334 115 555

– Email: thuaphatlaihoaiduc@gmail.com

– Website: https://lapvibang247.vn/